Vui mừng với kết quả kiểm tra sức khỏe của Tí Mập

16 July 2014

Tí Mập, chú gấu ngựa bị nuôi nhốt cuối cùng tại tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, đã được giải cứu đầu năm nay. Sau quá trình  kiểm tra, các bác sĩ thú y đã vô cùng phấn khởi vì chú gấu không gặp vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng.

Ban đầu, các bác sĩ đã rất lo lắng cho Tí Mập, được cưng nựng bằng cái tên mang nghĩa "Chuột Béo", vì phản ứng không tốt của chú với liều thuốc gây mê nhẹ thông thường.

TiMap8

Vào thời điểm cứu hộ, bác sĩ thú y cao cấp Joost Philippa quyết định không tiến hành kiểm tra cho Tí Mập vì sau hai lần ngừng thở thì chú đã phục hồi nhờ vào cách xử lý nhanh cũng như kinh nghiệm dày dặn của bác sĩ Joost.

Kể từ đó đội ngũ thú y đã kiên nhẫn chờ đợi chuyên gia gây mê, bác sĩ Gudrun Schoeffmann tới kiểm tra cho Tí Mập với mục đích tìm ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến phản ứng đó.

Bác sĩ Schoeffmann là một chuyên gia gây mê động vật đến từ Úc. Vị bác sĩ này đã có kinh nghiệm giảng dạy bảy năm tại trường Thú Y Royal (Dick) School ở Edinburgh.

Trong chuyến thăm tới hai Trung tâm Cứu hộ Gấu của Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam và Thành Đô, Trung Quốc, bác sĩ Schoeffmann đã tổ chức hội thảo, các chương trình đào tạo và tham gia giúp đỡ kiểm soát phác đồ gây mê cũng như về mặt kĩ thuật.

Bác sỹ Gudrun Schoeffmann chia sẻ:

“Cùng với đội ngũ các bác sĩ tại VBRC, chúng tôi đã phân tích kĩ những phản ứng của Tí Mập sau lần đầu được gây mê. […] phản ứng bất thường này có khả năng là do vấn đề sức khỏe của chú cũng như phản ứng của bản thân Tí Mập với thuốc gây mê, việc cũng thường xảy ra với nhiều chú gấu khác. Sau một cuộc thảo luận ngắn với các nhân liên quan đến cuộc gây mê này, Tí Mập đã được gây mê thành công và được kiểm tra sức khỏe toàn diện.

Bác sĩ thú y cao cấp của Tổ chức Động vật Châu Á Joost Philippa cho biết: “Như dự đoán từ trước, một lần nữa Tí Mập phản ứng rất mạnh với thuốc gây mê và bước vào thời gian mê sảng sâu nhanh hơn rất nhiều so với những chú gấu thông thường. Trong suốt quá trình kiểm tra, chúng tôi đã cố gắng duy trì liều lượng gây mê nhẹ và quan sát rất cẩn thận để giảm thiểu tối đa những rủi ro. Những chú gấu được nuôi để trích mật thường gặp phải những vấn đề nghiêm trọng với túi mật và chắc chắn rằng Tí Mập cũng có thành túi mật dày, một phản ứng tất yếu sau 14 năm bị trích hút mật. Trong tương lai, việc cắt bỏ túi mật có thể sẽ cần phải được tiến hành còn hiện tại thì chúng tôi vẫn đang chờ đến lần kiểm tra tiếp theo để biết chính xác những thay đổi về tình trạng sức khỏe của chú gấu này.”

“Thật may mắn là phần kiểm tra còn lại không còn dấu hiệu bất thường nào ngoài một số chỉ số trong nồng độ máu mà chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ”. Sau cuộc kiểm tra đó, các cán bộ của Trung tâm tuy vẫn rất thận trọng nhưng cũng khá lạc quan, tin rằng Tí Mập đang có những bước tiến trong quá trình phục hồi của mình.

TiMap3

Giám đốc Quản lý Gấu và Thú y Annemarie Weegenaar cho hay:

“Vượt qua được thử thách đầu tiên này, chúng ta có thể bắt đầu thận trọng theo dõi quá trình hòa nhập của Tí Mập với những chú gấu khác trong nhà gấu và cuối cùng là chuyển chú ra khu bán hoang dã ngoài trời. Đó là cả một quá trình đòi hỏi chúng ta không được vội vã. Vì đã ở trong cũi hẹp và chịu đựng bị hút mật trong 14 năm, nên việc cho Tí Mập hòa nhập với những chú gấu khác cũng như việc chuyển chú đến một không gian rộng hơn sẽ được thực hiện từ từ. Chỉ khi nào nhận thấy Tí Mập thực sự sẵn sàng, chúng ta mới tiến hành các bước tiếp theo.”


BACK